Kinh nghiệm chống ẩm cho đồ điện gia dụng trong mùa nồm ẩm

Thời tiết vào mùa nồm ẩm, độ ẩm không khí có thể lên đến 98% khiến sàn nhà đổ mồ hôi, luôn luôn trong tình trạng ẩm mốc, không chỉ sàn nhà đổ mồ hôi mà ngay cả những đồ điện gia dụng cũng dễ bị chập điện. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm bảo quản đồ điện không bị ẩm ướt gây hư hỏng.

1. Đồ điện tử

may-hut-am-gia-dinh-1

Các đồ điện tử như ti vi, đầu đọc đĩa, ampli… thường rất nhạy cảm với khí hậu ẩm thấp. Bởi vậy vào mùa nồm, rất nhiều thiết bị gặp phải hiện tượng hư hỏng, chập cháy, đầu đọc không nhận đĩa… Nguyên nhân là không khí ẩm tích tụ thành nước trong máy, gây phóng điện, chập, bẩn mắt đọc… Để khắc phục tình trạng này bạn cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ (standby). Chỉ cần duy trì việc cắm điện để ở chế độ chờ sẽ giúp nguồn điện trong máy liên tục hoạt động, sinh nhiệt, sấy thiết bị không bị ẩm, giúp các thiết bị không “dính” các hiện tượng nêu trên. Ngoài ra bạn cũng nên duy trì mỗi ngày để dàn máy hoạt động một vài tiếng.

Với các thiết bị nhạy cảm như đầu đọc đĩa, nếu máy không nhận đĩa bạn đừng quá lo lắng. Hầu hết nguyên nhân đều do thiết bị gặp ẩm, bạn chỉ cần mở vỏ máy, sử dụng máy sấy tóc và sấy khô bên trong.

2. Máy ảnh

Máy ảnh và các loại ống kính là thiết bị rất nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt là hệ thống ống kính rất dễ bị nấm mốc khi gặp thời tiết nồm ẩm. Để phòng chống hiện tượng này, bạn nhất thiết nên có hệ thống hút ẩm cho thiết bị.

Nếu có nhiều thiết bị, bạn cần mua một tủ chống ẩm khoảng 30-40 lít (giá trên thị trường hiện nay khoảng trên dưới 2 triệu đồng), nếu thiết bị có ít, bạn chỉ cần mua một hộp chống ẩm dung tích khoảng 20 lít (giá trên thị trường khoảng trên dưới 1 triệu). Ngoài ra, bạn có thể cho thiết bị vào thùng kín và mua cục hút ẩm (khoảng 200 nghìn đồng), hoặc thắp sáng liên tục bằng một bóng đèn sợi đốt công suất khoảng 20-25w để sấy thiết bị.

3. Các đồ điện gia dụng

Trong mùa nồm ẩm, nếu nước đọng thành từng bãi nhỏ trên tường hoặc sàn sẽ gây hiện tượng chập cháy thiết bị. Bạn cần kê thiết bị cách xa các bức tường hoặc góc nhà vì lúc này tường “đổ mồ hôi” rất ướt. Trong những trường hợp này bạn nên cẩn thận bởi thiết bị điện rất dễ bị rò điện cao áp, gây giật rất nguy hiểm. Nên giữ trẻ nhỏ tránh xa các thiết bị điện. Các loại máy móc không nên kê trực tiếp xuống đất mà nên kê cao ráo, cách xa những vùng tụ nước.

Trời nồm ẩm bạn không nên mở cửa, bật quạt, vì khi đó khí ẩm sẽ vào phòng, gây hiện tượng tụ nước càng nhiều. Nên khắc phục bằng cách đóng kín cửa, thường xuyên dùng giẻ khô lau các nơi ẩm thấp. Giải pháp chống ẩm tốt nhất hiện nay là sử dụng máy hút ẩm.

Bí quyết giặt sạch và giữ màu quần áo với nguyên liệu giá rẻ

Không khí ẩm ướt khiến quần áo không được khô ráo, bốc mùi ẩm mốc khó chịu. Nếu bạn đang lo lắng tìm kiếm giải pháp giúp quần áo dù trong thời tiết nào vẫn sạch sẽ và thơm tho, thì hãy tham khảo ngay những nguyên liệu giá rẻ được giới thiệu sau đây.

>> Xem thêm:

 

1. Giấy nhôm

Bạn mua số lượng lớn giấy nhôm để phục vụ cho những bữa tiệc BBQ mà không biết rằng đây chính là nguyên liệu hữu hiệu cho giặt giũ là rất lãng phí đấy! Bạn hoàn toàn có thể dùng giấy nhôm để làm mềm quần áo, giảm lực tĩnh điện, khiến các sợi xơ vải không bám vào và quần áo luôn sạch như mới.

bi-quyet-giat-sach-va-giu-mau-quan-ao-voi-nguyen-lieu-gia-re

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, các bạn chỉ cần vo giấy nhôm thành hình tròn nhỏ như quả bóng với đường kính khoảng 3 – 5 cm, sau đó cho vào máy giặt cùng với quần áo bẩn, chất giặt tẩy và giặt như bình thường là xong. Và để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên để quần áo ở chế độ giặt thường với nhiệt độ trung bình, không để ở chế độ giặt quá lâu.

2. Bột soda và hàn the

bi-quyet-giat-sach-va-giu-mau-quan-ao-voi-nguyen-lieu-gia-re

Hàn the trong món ăn thì gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người nhưng lại cực hữu ích trong việc giặt quần áo. Đầu tiên, bạn tạo hỗn hợp gồm nửa cốc bột soda và nửa cốc bột hàn the vào cùng với chất giặt tẩy. Quần áo sẽ được làm sạch vượt trội và thơm tho nếu được giặt trong 2 chất này. Bạn cần nghiền nát 2 chất này sao cho thật mịn để việc giặt đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Bên cạnh những cách trên, bạn cần lưu ý thêm những điều sau khi sử dụng thiết bị điện lạnh quen thuộc này để giặt giũ được tối ưu nhất:

– Cho một cốc giấm trắng vào máy giặt, để ở chế độ vệ sinh lồng giặt với nước nóng. Cách này sẽ giúp đánh bay những cặn bẩn cũng như chất tẩy rửa còn sót lại trong máy.

– Mở ngay nắp máy giặt sau khi hoàn thành quy trình giặt quần áo để lồng giặt được khô ráo, tránh vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Thời gian khô trung bình sẽ từ 2 đến 3 tiếng.

– Khi giặt quần áo, bạn có thể thêm vào 1 thìa muối để giữ được màu trên đồ.

– Lộn trái quần áo trước khi tiến hành giặt để tránh làm phai màu cũng như giúp việc phơi đồ nhanh chóng hơn.

Liên tục cập nhật những chia sẻ hữu ích tại Mẹo tiêu dùng nhé!

Mẹo tiết kiệm điện năng khi sử dụng máy sấy quần áo

Máy sấy quần áo đã từ lâu đã là một vật dụng quan trọng và cần thiết với bất cứ gia đình nào mỗi mùa mưa ẩm kéo dài, việc sử dụng thường xuyên sản phẩm này làm người dùng quan tâm tới các vấn đề về điện năng khi sử dụng. Vậy có cách nào để đảm bảo được việc phải sử dụng máy sấy quần áo nhưng không làm tiêu tốn quá nhiều điện năng không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

may-say-quan-ao-panasonic-hd-882f-02

1. Chọn mua máy sấy quần áo giúp tiết kiệm điện năng

Máy sấy quần áo dù có công suất cao khi sử dụng, nhưng bạn sẽ chỉ mất 30 phút để làm khô những bộ đồ còn ẩm ướt của gia đình, tiết kiệm điện năng và giữ nguyên được mùi thơm từ nước xả vải trên quần áo..

Các mẫu máy sấy dạng tủ có kích thước lớn, giúp bạn treo quần áo được rộng rãi hơn, nhờ đó mà nhiệt lượng từ máy sấy tỏa ra được trải đều lên toàn bộ quần áo, giúp bạn áo nhanh khô hơn, không còn mùi khó chịu, từ đó cũng tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Nhiều loại máy sấy còn cho phép bạn đặt thời gian sấy, giúp việc sấy khô đơn giản và dễ dàng hơn, ngoài ra còn tránh thất thoát tiền điện khi mà bạn quên không tắt máy. Trọng lượng quần áo sấy lớn tới 15 kg trong mỗi lần giặt, tiết kiệm được thời gian và điện năng tiêu thụ, phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ phải giặt nhiều quần áo.

may-say-electrolux-eds7552

Máy sấy có khả năng diệt khuẩn, chống mốc, không bị thâm kim, không bị bám bụi, không bị bạc màu, giữ cho quần áo thơm mát lâu hơn. Phù hợp với mọi chầt liệu vải từ chất liệu là ưu điểm phụ thêm ngoài việc chúng giúp tiết kiệm điện năng bạn nhé.

>> Xem thêm máy sấy quần áo Electrolux tại đây

2. Mẹo giúp tiết kiệm điện khi sử dụng máy sấy quần áo

Để máy sấy quần áo siêu tiết kiệm điện năng một cách triệt để hơn, khi sử dụng máy sấy quần áo các bạn cần vắt thật khô quần áo trước. Như vậy sẽ giảm thiểu được tiêu thụ điện năng và thời gian sấy. Mặt khác cũng tránh cho nước rỏ vào phần máy đang hoạt động khiến máy hỏng (máy sấy dạng tĩnh).

Ngoài ra, khi giặt bạn nên phân loại trước các đồ vải dày mỏng khác nhau để sấy các loại quần áo dày vào chung lần và mỏng vào chung nhau một lần sẽ làm chúng khô đồng đều.

Thêm nữa hãy để ý và kiểm tra những lần đầu tiên khi sử dụng để có trải nghiệm bản thân đối với các loại đồ vải, thời gian nhanh, chậm khác nhau. Do đó lần sau sẽ ước lượng được thời gian sấy của chúng, qua đó thì lần sấy sau bạn sẽ ước lượng gần như chính xác dòng vải nào sấy với thời gian nào là đủ. Ngoài ra các bạn có thể cảm nhận thêm độ ẩm của không khí thông qua hơi nước bám trên mặt đồ vật trong nhà bạn nhé.

Bạn nên sấy đúng mức công suất máy có thể sấy, không sấy nhiều hơn quần áo cho 1 lần sấy, để máy có thể sấy quần áo nhanh khô nhất, hạn chế nhiều điện năng tiêu thụ

Trên đây là một số mẹo giúp bạn tiết kiệm điện năng khi sử dụng máy sấy quần áo. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hoặc chọn mua máy sấy khô quần áo cho gia đình có thể truy cập thêm tại đây. Chúc các bạn thành công!

Bí quyết tăng khả năng sấy của tủ sấy quần áo

Với một núi quần áo cần được hong khô trong những ngày mưa gió thì một chiếc tủ sấy quần áo có thể sẽ là không đủ để đáp ứng được nhu cầu của bạn và gia đình. Nhiều người nghĩ tới việc mua thêm chiếc tủ sấy nữa, nhưng chi phí cũng không hề rẻ và cũng không phải lúc nào cũng cần sấy nhiều. Vậy liệu còn cách nào để có thể tăng khả năng sấy khô của chiếc tủ sấy nhà bạn, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

>> Đọc thêm:

tiet-kiem-dien-khi-dung-tu-say-quan-ao-1
Tủ sấy quần áo gia đình

1. Sử dụng đúng công suất của tủ sấy quần áo

Tủ sấy quần áo tuy có nhiều mẫu mã cũng như thiết kế khác, nhưng điểm chung là củ sấy đều có chung một công suất là 1500W với các dạng tủ sấy dạng đứng và 900W với tủ sấy dạng tròn, công suất này tùy vào từng hãng được cải tiến kỹ thuật có thể khác nhau… Chính vậy nên hiệu suất của máy sấy phụ thuộc nhiều vào công suất máy có thể làm nóng.

Do diện tích của tủ sấy thường hạn hẹp để đảm bảo khả năng sấy của cho, nên trọng lượng khuyến cáo của các nhà sản xuất là 15kg nhằm tối ưu hiệu năng của máy. Tuy vậy, việc có quá nhiều quần áo cần sấy mà nhiều người thường quên mất điều này mà cứ thoải mái cho quá nhiều quần áo vào trong máy

2. Phân loại các loại quần áo

Trước khi sấy quần áo bạn nên phân loại các loại quần áo, bởi điều này sẽ giúp bạn giữ quần áo tốt hơn cũng như chọn ra những quần áo không thể sấy trong máy sấy quần áo, đảm bảo được độ hiệu quả của máy. Nhiều chị em không chú ý thường bỏ luôn quần áo vừa giặt vào trong máy, điều này làm máy phải hoạt động thời gian lâu để xử lý , ngoài ra nước từ quần áo nhỏ xuống có thể rơi vào máy, hay chập cháy rất nguy hiểm..

Việc phân loại quần áo là vô cùng cần thiết bởi việc tiếp xúc với hơi nóng, quần áo sẽ rất nhanh giãn, mất độ đàn hồi..Nên hãy lựa chọn những loại quần áo phù hợp, và chọn nhiệt độ sấy thích hợp tùy vào chất liệu của vải, điều này sẽ giúp máy sấy hoạt động được hiệu quả hơn cũng như tăng được khả năng sấy quần áo một cách hiệu quả nhất.

May-say-quan-ao

3. Kiểm tra vỏ bọc bên ngoài kín 

Hãy nhớ kéo vỏ bên ngoài chiếc tủ sấy quần áo một cách kín nhất, để khi túi bọc của máy hoạt động thì luồng khí nóng sẽ luân chuyển bên trong không bị thất thoát ra ngoài. Nâng cao khả năng sấy và tiết kiệm điện năng tối đa. Ngoài ra khi treo quần áo bên trong máy, bạn cũng cần chú ý phơi cách đều quần áo, đủ số lượng giúp quần áo khô nhanh và đều nhé.

Trên đây là một số bí quyết làm giúp chiếc máy sấy quần áo nhà bạn hoạt động tốt hơn, hiệu quả đem lại những bộ quần thơm tho, khô ráo cho gia đình bạn.

>> Tham khảo các sản phẩm đang được ưa chuộng tại đây

Mẹo nhỏ giúp các chị em nội trợ thảnh thơi ngày Tết

Tết là dịp gia đình sum vầy nhưng cũng là lúc người phụ nữ phải đảm đương thêm nhiều việc nhà như nấu nướng, vệ sinh nhà cửa, mua sắm thực phẩm. Làm sao để hoàn tất các công việc ngày Tết mà vẫn có thời gian dành cho mình và người thân là vấn đề luôn được các chị em quan tâm. Dưới đây là một số gợi ý cho các chị em nội trợ dịp Tết này.

tu-lanh

1. Sử dụng thiết bị bảo quản thực phẩm khoa học

Mỗi dịp Tết, chị em lại dự trữ nhiều thực phẩm để làm cơm cho gia đình. Bởi vậy, mối quan tâm hàng đầu của các bà nội trợ là làm sao để bảo quản thực phẩm tươi ngon, an toàn mà không bị mùi khó chịu khi để chung với thức ăn khác trong tủ lạnh.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng tủ lạnh mới với những cải tiến trong việc bảo quản độ tươi ngon của thực phẩm. Tủ lạnh có loại 2 cửa với 2 dàn lạnh hoặc 3 cửa với 3 dàn lạnh riêng biệt, giảm thiểu tối đa sự lẫn mùi giữa các ngăn. Sản phẩm được áp dụng các công nghệ hiện đại như công nghệ ánh sáng xanh tích hợp cùng ngăn rau củ thông minh, giúp duy trì hàm lượng dinh dưỡng cũng như độ ẩm trong thực phẩm, bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn.

Đặc biệt, dòng tủ lạnh 3 cửa còn được trang bị thêm một ngăn chuyển đổi linh hoạt nằm ở giữa. Theo đó, người dùng có thể điều chỉnh nhiệt độ cho ngăn này trở thành ngăn mát hoặc ngăn đông, tùy theo nhu cầu lưu trữ thực phẩm.

may-giat-say-1

2. Dọn dẹp nhà cửa đúng cách

Tết đến, nhu cầu làm sạch chăn mền, thảm hay màn cửa và quần áo khiến cho khối lượng đồ giặt của các gia đình tăng cao. Nếu biết cách phân bố thời gian giặt giũ cũng như phân loại đồ giặt, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian cho công việc này.

Ví dụ, bạn ưu tiên giặt chăn hoặc màn cửa vì chúng khá dày, cần nhiều thời gian để phơi khô, sau đó mới tới những món đồ mỏng hơn như quần áo. Đồ giặt cũng cần được chia theo loại và màu vải.

Chị em có thể lựa chọn máy giặt có chương trình đa dạng, phù hợp với nhiều loại đồ cùng chế độ giặt nhanh để tiết kiệm thời gian. Máy sấy quần áo cũng là một trợ thủ đắc lực, nhất là thời tiết giáp tết thường mưa ẩm liên miên, máy sấy giúp quần áo, chăn màn luôn khô khoáng và thơm thơ hơn.

Lên kế hoạch cho mọi công việc ngày cận Tết giúp bạn cùng gia đình đón năm mới an lành, hạnh phúc và có nhiều thời gian dành cho người thân. Chúc các bạn thành công!

Trang chủ

Hướng dẫn vệ sinh đèn sưởi nhà tắm an toàn

Bất cứ đồ vật gì sử dụng lâu ngày cũng có thể bị bụi bẩn, đèn sưởi nhà tắm cũng vậy. Tuy nhiên, đèn sưởi nhà tắm lại có đặc thù riêng vì là thiết bị điện nên đèn sưởi không vệ sinh bằng nước như thông thường để tránh bị hở điện… Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn vệ sinh đèn sưởi nhà tắm đúng cách và an toàn, các bạn lưu ý nhé!

den-suoi-nha-tam-hans-h3b-01

1. Vì sao phải vệ sinh đèn sưởi nhà tắm?

– Khi bụi bám vào bóng đèn mà các bạn không vệ sinh thì lúc sử dụng có thể giảm hiệu suất sưởi ấm phòng tắm hoặc gây ra mùi khét khi đèn sưởi nóng làm chạy bụi bám sau một thời gian dài không sử dụng.

– Khi bụi bám vào các quạt thông gió có thể gây tắc lỗ thông gió hoặc có thể làm hỏng quạt và dẫn đến các bạn phải thay thế.

– Cũng giống các thiết bị khác trong nhà nên cần phải được lau chùi để đảm bảo tính thẩm mỹ, tuổi thọ.

2. Hướng dẫn vệ sinh đèn sưởi nhà tắm an toàn

Bước 1: Tháo các bóng đèn ra, nên nhớ là đặt chúng cẩn thận tránh cho chúng không bị lăn có thể vỡ, dùng một miếng vải ướt để lau toàn bộ bề mặt của chiếc đèn sưởi và các bóng đèn, sau khi sạch sẽ rồi bạn phải lau khô bằng khăn.

Bước 2: Vệ sinh các cánh quạt

Trước hết bạn tháo các nắp xung quanh đèn ra, đến lúc này hãy chắc chắn một lần nữa là công tắc điện đã được ngắt và không được để khăn ướt hoặc tay chạm vào các miếng kim loại trên thân đèn (để đảm bảo an toàn tối đa) cũng dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng xung quanh cánh để loại bỏ bụi.

Sau khi làm sạch cánh quạt bạn cũng nên lau xung quanh bên trong đèn để loại bỏ bụi.

Các nắp quạt bạn cũng cần làm sạch sau đó lau khô để tiếp tục lắp đặt lại.

Bước 3: Mọi thứ đã sạch sẽ và khô ráo thì bạn bắt đầu lắp đặt lại từ nắp cánh quạt rồi tiếp đến là bóng đèn sưởi.

Bước 4: Kiểm tra bằng việc cho nó hoạt động trở lại xem có vấn đề gì không.

Mẹo giúp quần áo nhanh khô, không lo ẩm mốc vào mùa mưa

Mùa mưa kéo dài, quần áo phơi nhiều ngày cũng không khô làm nhiều người gặp cảnh éo le không có quần áo mặc. Tham khảo ngay một số mẹo giúp quần áo nhanh khô, không lo ẩm mốc nữa nhé!

quan-ao-lau-kho

1. Thông gió

Việc phơi quần áo với mật độ quá dày không chỉ khiến quần áo lâu khô mà còn tăng nguy cơ ẩm mốc. Do đó, muốn quần áo nhanh khô bạn cần nhớ nguyên tắc thông gió, chừa những khoảng trống giữa các bộ đồ khi phơi để lưu thông gió.

Đồng thời, nếu thời tiết quá ẩm, bạn có thể dùng quạt thổi hoặc máy sấy để thổi qua giúp quần áo thông gió, nhanh khô hơn.

Xem thêm máy sấy quần áo Electrolux tại đây

2. Trải rộng bề mặt quần áo

Việc trải rộng bề mặt quần áo giúp lượng nước ở vải nhanh bay hơi, quần áo khô nhanh hơn. Vì vậy, nếu có điều kiện, thay vì dùng mắc treo quần áo bạn nên vắt quần áo lên dây và dùng kẹp để kẹp lại. Cách này cũng giúp đồ len không bị giãn nhanh (lượng nước giặt quá nhiều khi phơi bằng móc có thể kéo giãn đồ len).

Tuy nhiên, để tránh tình trạng quần áo bị lem, trước khi dùng dây phơi bạn nên lau lại toàn bộ dây.

3. Phơi ngược

Quần jean hay những quần vải tây dày là nỗi lo của nhiều người vào mùa đông, đặc biệt trong những ngày độ ẩm tăng cao, mưa phùn. Vì vậy, khi phơi các loại cần này bạn cần biết mẹo phơi ngược, tức là cho phần thắt lưng và miệng túi xuống dưới để quần nhanh khô hơn.

4. Ủi đồ trước khi phơi

Lượng nước còn lại trong quần áo là một trong những nguyên nhân chính khiến quần áo lâu khô, dễ bị ẩm mốc ngày mưa. Do đó, để quần áo nhanh khô hơn, bạn có thể ủi cả hai mặt quần áo trước khi phơi để giúp bay hơi phần lớn lượng nước còn đọng lại.

5. Cuộn trong khăn lông khô

Sau khi đã vắt kĩ quần áo, bạn có thể trải một chiếc khăn lông khô ra bề mặt bằng phẳng và cuốn quần áo vào bên trong để hút bớt lượng nước thừa từ quần áo. Chỉ bằng mẹo nhỏ này, bạn sẽ thấy quần áo nhanh khô hơn hẳn, không lo ẩm mốc.

6. Lựa chọn thời gian phơi

Để quần áo nhanh khô và không bị nấm mốc, bạn không nên phơi quần áo vào ban đêm. Bởi ban đêm thường có độ ẩm cao và sương sớm buổi sáng dễ khiến quần áo có mùi khó chịu, hay gây các bệnh về da như nấm, hắc lào…

7. Nhúng nước nóng

Sau khi giặt bạn nên nhúng quần áo vào nước nóng khoảng 60 độ (chú ý xem loại quần áo nào không được dùng nước nóng) sau đó vắt cạn nước và đem phơi như bình thường. Nước nóng bay hơi nhanh hơn nước lạnh nên sẽ giúp rút ngắn thời gian khô, không lo bị ẩm mốc.

8. Giũ kỹ quần áo

Giũ kỹ quần áo trước khi phơi không chỉ giúp quần áo bớt nhăn mà còn giảm bớt lượng nước thừa, giúp quần áo nhanh khô hơn.

9. Sử dụng tủ sấy quần áo

Đây mà một trong những phương pháp làm khô quần áo nhanh chóng và không tốn công. Chỉ sau khoảng 1 – 2 giờ quần áo của bạn sẽ khô cong, không lo ẩm mốc. Công nghệ sấy cộng hưởng nhiệt PTC tăng khả năng bảo vệ quần áo lên gấp đôi, diệt sạch vi khuẩn. Đồng thời, bạn có thể sấy khô nhiều quần áo cùng một lúc mà không sợ mất công hay làm nhăn vải.

Cùng tham khảo thêm các mẹo hay tại Mẹo tiêu dùng nhé. Chúc các bạn thành công!

Mẹo sử dụng máy sưởi dầu hiệu quả và an toàn

Máy sưởi dầu giúp làm tăng nhiệt độ trong nhà và giữ ấm, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình nhờ thiết kế thông minh, hiện đại mà không làm khô da. Tuy nhiên, cần có những lưu ý nhất định khi sử dụng thiết bị này để phát huy tối đa tác dụng sưởi ấm của nó trong màu đông. Vậy cùng xem một số mẹo sử dụng máy sưởi sao cho an toàn và hiệu quả nhé.

>> Xem thêm:

may-suoi-dau-saiko-or-5213t-18

> Tham khảo máy sưởi dầu Saiko

1. Chỉ bật máy sưởi những khi cần thiết

Không nên làm dụng máy sưởi dầu quá mức mà phải có thời gian nghỉ để không khí trong phòng được tái tạo lại. Nên mở tất cả các cửa để không khí được thông thoáng, không khí khô nóng cũ được thay thế bằng làn không khí mới. Điều này sẽ giúp giảm thiểu bệnh về đường hô hấp do sử dụng máy sưởi gây ra.

2. Bổ sung ẩm cho phòng khi sử dụng máy sưởi dầu

Phần lớn các máy sưởi dầu hiện nay đều có tích hợp thêm hộp tạo ẩm, giúp bổ sung ẩm cho không khí trong quá trình sưởi ấm. Ngoài ra, các bạn có thể đặt chậu nước trong phòng để tăng độ ẩm, tạo sự cân bằng cho không khí hoặc dùng máy phun hơi ẩm cũng góp phần cải tạo không khí.

3. Không nên đóng phòng quá kín

Căn phòng thường xuyên đóng cửa kín mít sẽ khiến không khí trong phòng khô nóng, không có sự lưu thông không khí mới. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng ngột ngạt, thiếu khí. Do đó bạn vẫn nên mở hé cửa hay bật quạt thông gió để không khí đối lưu trong khi bật điều hòa, máy sưởi.

trai-nghiem-thuc-te-may-suoi-dau-fujie-ofr4413-13

>> Tham khảo máy sưởi dầu FujiE

4. Không để nhiệt độ quá cao

Chúng ta không nên đặt nhiệt độ quá cao, chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời nhiều để tránh tình trạng gặp lạnh đột ngột khi bước ra khỏi phòng. Thông thường đối với khí hậu nước ta chỉ nên để từ 22 đến 25 độ là phù hợp. Bởi không khí quá khô nóng dễ ảnh hưởng tới hệ hô hấp.

5. Đặt máy ở nơi phù hợp

Máy sưởi dầu sử dụng nguyên tắc là đốt nóng không khí xung quanh tạo ra nhiệt lượng, như thế nên nguy hiểm có thể xảy ra nếu sử dụng không đúng cách. Đặt máy sưởi trong góc phòng và xa người sử dụng là tốt nhất. Khoảng cách an toàn mà các chuyên gia đưa ra khi sử dụng máy sưởi là cách người 1,5 mét. Bên cạnh đó thì cần đặt quạt nơi có bề mặt phẳng và chắc chắn để không bị đổ.

Với những tiện lợi mà máy sưởi dầu mang lại cũng như sử dụng tiết kiệm, không tốn kém chính vì thế nó ngày càng phổ biến trên thị trường. Đồng thời, việc sử dụng máy sưởi dầu đúng cách cũng làm nhiều người bảo vệ sức khỏe cho gia đình trong mùa đông. Những chia sẻ trên đây hi vọng các bạn có thêm kinh nghiệm sử dụng máy sưởi an toàn để mùa đông thêm ấm áp.

Trang chủ

Bí quyết của mẹ giúp bé luôn ấm áp khi tắm vào mùa đông

Ngoài yếu tố thời tiết, một nguyên nhân khác khiến trẻ dễ mắc bệnh là do chưa được tắm đúng cách. Thể trạng non nớt, nhiệt độ thay đổi đột ngột giữa trong và ngoài phòng tắm là lý do đầu tiên khiến trẻ dễ bị ốm. Phòng tắm không đủ kín gió, nước tắm không đủ nhiệt hay thời điểm tắm không thích hợp cũng là nguyên do khiến bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp.

cach-giu-be-luon-am-ap-vao-mua-dong-1

Để đảm bảo sức khỏe cho bé khi tắm trong mùa đông, mẹ nên tham khảo một số bí quyết sau đây:

– Cân nhắc tình trạng sức khỏe của bé cũng như thời tiết để lựa chọn cách tắm phù hợp. Nếu trời quá lạnh, mẹ chỉ cần lau người, thay quần áo cho con, hoặc sau khi tắm xong, mẹ cần nhanh chóng ủ ấm bé.

– Phòng tắm cần được che chắn kín gió, nước đủ nóng. Nhiệt độ nước phù hợp là 37°C. Mẹ có thể thêm gừng, muối, lá trầu không hay trà xanh để tăng tính ấm.

– Thời điểm thích hợp để tắm là 10h-10h30 hay 13h-16h. Không nên tắm muộn vào buổi tối vì đây là thời điểm nhiệt độ giảm thấp, nhiều gió.

– Mẹ nên tắm từng phần cho bé, không nên cởi hết đồ để tắm liền một lúc. Tắm nhanh từ dưới lên trên. Thời gian tắm hợp lý là 4-6 phút.

– Cuối cùng, mẹ có thể sử dụng các thiết bị sưởi ấm trong phòng tắm. Trên thị trường hiện có nhiều sự lựa chọn như đèn sưởi, máy sưởi hay quạt sưởi. Các thiết bị đó giúp nhiệt độ trong phòng luôn ấm để mẹ yên tâm tắm cho bé.

Tuy nhiên, mẹ không nên bật lò sưởi trong thời gian quá lâu, đặc biệt là khi phòng tắm hẹp và nhỏ dễ gây cảm giác mệt mỏi và khó thở bởi luồng khí nóng tỏa ra. Tốt nhất, mẹ chỉ nên bật máy sưởi 5-10 phút trước khi tắm cho bé.

may-suoi-dau-saiko-or-5213t-18

>> Tham khảo thêm http://vanphuc.com.vn/may-suoi-dau-den-suoi-nha-tam/Saiko-OR-5213T.html

Cách lắp đặt chính xác nhất với đèn sưởi nhà tắm là lắp đèn ở vị trí trên cao từ 1,8m đến 2m. Đây là khoảng cách an toàn giúp đèn sưởi ấm được không gian rộng, không bị nước bắn vào. Khi lắp đặt nên chú ý dây dẫn nguồn với hệ thống công tắc sao cho không bị chặn, ảnh hưởng bởi vật bên ngoài. Đảm bảo dây dẫn được bao bọc cẩn thận, tránh tình trạng bị động vật cắn, gặm gây sự cố về điện, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

Tiết trời lạnh mùa đông ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ. Bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm hay sổ mũi… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh dễ để lại biến chứng nguy hiểm. Do đó cần lưu ý tắm đúng cách và giữ ấm cho bé trong khi tắm.

Trang chủ

MẸO giúp quần áo nhanh khô trong mùa nồm nếu không có máy hút ẩm

Thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt, quần áo giặt bằng máy giặt cũng lâu khô, thậm chí việc giặt phơi không đúng cách cũng gây mùi hôi, nấm mốc khó chịu,… Muốn đồ khô nhanh, thơm tho sạch sẽ mà không có máy hút ẩm các bạn hãy làm theo 7 mẹo nhỏ sau đây!

may-hut-am

1. Giặt quần áo vào buổi sáng sớm

Thời điểm tốt nhất để giặt và phơi quần áo chính là buổi sáng sớm. Đây là lúc thời tiết đẹp nhất trong ngày, thường ít mưa, có đủ thời gian cả ngày để quần áo được khô đều nhất.

Nhiều người cứ nghĩ giặt từ đêm sẽ có thêm thời gian, tuy nhiên buổi tối không có gió và ánh nắng mặt trời, không gian lại bị hạn chế, độ ẩm tăng cao sẽ khiến cho quần áo bị ẩm và gây mùi hôi khó chịu

2. Giặt lượng quần áo vừa phải

Dù là giặt bằng tay hay giặt bằng máy thì việc giặt quá nhiều đồ cũng khiến cho đồ không được vắt kỹ và giặt không sạch. Như thế sẽ khiến quần áo lâu khô hơn và tiềm ẩn nguy cơ gây nấm mốc.

meo-giat-phoi-quan-ao3

3. Giặt đồ bằng nước nóng

Để quần áo nhanh khô, bạn có thể sử dụng máy giặt có chế độ giặt nước nóng để quần áo vừa được khử sạch vi khuẩn, vừa khô nhanh hơn nhé.

Nếu nhà không có máy giặt hoặc máy không có chế độ giặt nước nóng thì bạn cũng có thể nấu nước nóng (vừa đủ giặt tay), sau khi giặt xong nhúng quần áo vào rồi vắt trước khi phơi, lúc này hơi nóng sẽ bốc hơi nhanh khiến đồ nhanh khô hơn.

4. Dùng thêm nước xả vải

Có thể bạn không biết… nhưng một số nước xả vải chuyên biệt có thể giúp quần áo nhanh khô hơn đấy nhé.

Không những đồ của bạn được thơm tho, loại bỏ vi khuẩn, một số loại nước xả còn có thêm nhiều tính năng xả 1 lần, tiết kiệm thời gian và có khả năng hấp thụ ánh nắng tốt hơn, khiến cho quần áo nhanh khô hơn so với thông thường.

meo-giat-phoi-quan-ao2

5. Phơi ngược quần áo

– Vắt thật ráo nước, giũ thật mạnh cho đồ không nhăn nhúm, sau đó treo lên móc hoặc trải rộng ra dây phơi.

– Phơi ngược đồ: Đối với quần jean, quần tây, áo thun dài tay… bạn nên phơi ngược, dùng kẹp ghim lại, như thế sẽ khiến đồ nhanh ráo vào dễ khô hơn.

– Ủ trong khăn bông: Nếu nhà không có máy móc gì để hỗ trợ, bạn có thể dùng chiếc khăn bông dày, ủ đồ cần phơi trong đó 1 lúc cho khăn hút bớt ẩm rồi đem phơi…

meo-giat-phoi-quan-ao1

6. Sử dụng máy sấy quần áo hoặc máy giặt sấy

Ngày nay, việc giặt giũ trở nên nhẹ nhàng hơn với những chiếc máy giặt, đặc biệt là máy giặt có kèm chức năng sấy hoặc bạn cũng có thể sắm riêng 1 chiếc máy sấy cho gia đình mình.

Khi sử dụng máy sấy/máy giặt sấy sẽ giúp quần áo khô ngay lập tức hoặc phơi thêm vài phút sẽ khô (đối với quần áo dày).

Xem thêm Máy giặt sấy quần áo có tốt không?

7. Ủi đồ trước khi phơi

Đơn giản và gọn nhẹ hơn là sắm cho gia đình mình một chiếc bàn ủi đa năng. Bạn có thể tận dụng nó để làm thẳng đồ và giúp đồ nhanh khô hơn nữa đấy.

Sau khi giặt xong đồ, bạn vắt thật ráo nước sau đó trải đồ ra mặt phẳng, dùng bàn ủi khô hoặc chức năng ủi khô để ủi, sau khi hơi nóng phủ khắp quần áo thì bạn mang ra phơi, lúc này đồ sẽ khô rất nhanh.

Lưu ý: Trường hợp này chỉ áp dụng khi muốn quần áo khô gấp, phải vắt thật ráo nước và ủi cẩn thật để tránh bị chập điện.

Trường hợp để chắc ăn hơn, loại bỏ hết vi khuẩn trong quần áo, trước khi mặc bạn cũng mang đồ ra ủi lần nữa, vừa khiến đồ vào nếp gọn gàng, vừa loại bỏ hơi ẩm còn đọng lại và diệt toàn bộ vi khuẩn trong quần áo.

Mẹo tiêu dùng